(Theo "Y dược bảo kiện" - Trung Quốc 1997)
1. Xương cá mực: Chữa bệnh dạ dày do tăng toan: lấy 30 gam xương cá mực, 150 gam
thịt gà, à nhánh gừng, 2 quả táo tàu và ít nước đem đun dừ thịt gà. Ăn cả cái
lẫn nước, có thể chữa được loét dạ dày và hành tá tràng, cũng như đau dạ dày do
khí vị hư nhược, độ toan ở dạ dày cao.
2. Táo tàu, hồng hoa, mật ong: Trước hết lấy 10 quả táo
tàu, 10 gam hồng hoa, cho thêm ít nước vào sắc, lấy 200 ml nước thuốc, lấy 60
gam mật ong trộn đều lúc nước thuốc nguội. Mỗi ngày uống một thang. Uống lúc
sáng sớm, bụng còn đói. Uống liên tục trong 20 ngày là một liệu trình. Có thể
chữa trị loét dạ dày và hành tá tràng.
3. Vỏ trứng gà sạch chữa loét hành tá tràng: Lấy 10 cái vỏ
trừng gà nghiền vụn, đem rang vàng (không để cháy), xong nghiền thành bột. Chia
ra 10 ngày uống, mỗi ngày uống 2-3 lần với nước sôi trước hoặc sau bữa ăn. Liên
tục uống trong nhiều ngày, có hiệu quả tốt rõ rệt.
4. Cải bắp chữa lóet dạ dày và hành tá tràng: Nghiền nát rau cải
bắp để được 250 gam nước ép của rau, đun nóng uống trước bữa ăn, ngày 2 lần,
liên tục uống trong 10 ngày, có thể hết đau và dần lành vết loét.
5. Củ cải và ngó sen chữa xuất huyết dạ dày: Lấy củ cải và ngó sen
tươi, hai loại trọng lượng bằng nhau, đem rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước uống
mỗi lần 50 gam nước. Ngày uống 2 lần. Thường xuyên uống như vậy có thể phòng
chữa chảy máu dạ dày.
6. Vitamin E uống kết hợp với uống mật ong sẽ chữa bệnh loét dạ
dày:
Mỗi ngày uống 100 miligam vitamin E, chia làm 3 lần. Uống liên tục
trong 2-3 tuần sẽ có hiệu quả rõ rệt.
Có thể kết hợp với cùng thời gian chữa bệnh với uống mật ong: Mỗi
ngày uống vào sáng sớm 60 gam mật ong, uống liên tục nhiều ngày liền.
7. Khoai tây chữa loét dạ dày: Khoai tây gọt bỏ vỏ, nghiền nát, dùng vải
xô sạch bọc, vắt lấy nước, đun sôi để uống ngày 3 lần, mỗi lần uống 1 thìa to,
uống liên tục 2-3 tuần liền sẽ có hiệu quả rõ rệt.
8. Đinh hương và lê làm an dạ dày: Lấy 15 hạt đinh hương
nhét vào trong một quả lê đã khoét rỗng giữa, đem hầm chín để ăn, có thể chữa
trị chứng hay buồn nôn, nôn mửa và nấc ở những người viêm loét dạ dày và hành
tá tràng.
9. Day ấn huyệt: Khi đau, lấy hai ngón tay day ấn huyệt túc tam lý ở hai chân (xem
hình vẽ). Chỉ sau 5 phút, người bệnh sẽ cảm thấy dịu đau dần rồi đến hết đau.
10. Ắn uống chữa bệnh: Người bị loét dạ dày và hành tá tràng cần chú ý ăn uống đúng
giờ, theo định lượng và cân đối các chất dinh dưỡng, chọn ăn các thức ăn sữa
dê, sữa chua chưa tiệt trùng, xoài, nho, đu đủ, nho chuối, yến mạch, gạo nâu,
kê, lúa mạch đen v.v... ăn nhiều rau xanh, quả tươi, các chất rau cải trắng,
cải bắp, khoai tây, cà rốt v.v...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét